Trong quá trình hoạt động, vì một lý do nào đó motor hoạt động quá tải và bị cháy, thì phương pháp được nhiều cơ sở lựa chọn đó chính là quấn motor điện để khắc phục hoặc thay thế lại thành động cơ mới.
Motor điện là thiết bị được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ lĩnh vực sinh hoạt cho đến lĩnh vực sản xuất. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn động lực cơ học để vận hành tất cả các dây chuyền sản xuất cũng như máy móc thiết bị khác. Vì vậy, việc quấn motor điện là điều quan trọng để mang lại một động cơ điện tốt và hoạt động có hiệu quả.
Motor điện là gì?
Motor điện hay còn được gọi là động cơ điện là động cơ dùng điện nói chung để tạo ra nguồn động lực cơ học cho mọi thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ hoạt động. Bộ phận này là máy điện dùng để chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ.
Có nhiều cách phân loại motor điện: 1 pha hay 3 pha, một chiều hay xoay chiều, Rotor lồng sóc hay rotor dây quấn,..
Tại sao nên quấn motor điện khi bị hỏng, cháy?
Trong quá trình hoạt động của động cơ điện, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy hoặc hỏng motor như: hoạt động quá tải, mất pha, nguồn điện không ổn định,… nên chúng ta cần sửa chữa hoặc thay thế mới motor điện để tiếp tục đáp ứng nhu cầu của con người.
Tuy nhiên, việc thay thế mới motor điện rất tốn kém, chi phí mua một động cơ điện mới có khi lên đến hàng tỉ đồng trong khi chi phí quấn motor điện để sửa lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị ấy.
Nếu kỹ thuật quấn motor điện đúng và được tính toán hợp lý thì một motor quấn sửa lại có thể đạt 95% công suất như một motor điện mới.
Để tìm hiểu chính xác về các thông số kĩ thuật cũng như các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật quấn quý khách có thể tham khảo ở Minh Motor – nhà phân phối thiết bị công- nông nghiệp : minhmotor.com
Chất liệu dây quấn motor điện
Thông thường dây quấn motor điện được làm bằng đồng và có lớp tráng men bên ngoài để cách điện. Ngoài ra, nhiều cơ sở sửa chữa sử dụng vật liệu bằng nhôm, ưu điểm của việc sử dụng dây nhôm là giảm giá thành nhưng lại làm giảm năng suất hoạt động của motor.
Bên cạnh đó, chất lượng dây quấn cũng có nhiều loại với độ tinh khiết khác nhau cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hoạt động của motor.
Phương pháp quấn motor điện
Trước khi quấn motor điện, việc cần làm là lót cách điện vỏ.
Trong quá trình quấn phải đảm bảo lót cách điện giữa các cáp pha.
Sau khi quấn xong phải tẩm sấy keo cách điện cho từng rãnh dây, nhằm giảm thiểu khả năng trục trặc kĩ thuật như: chạm pha, chảm vỏ, chạm vòng,… mà dẫn đến các nguy cơ cháy động cơ, điện giật tùy thuộc vào từng mức độ.
Vì vậy vật liệu lót cách điện phải đảm bảo độ cách điện, bền với thời gian, có khả năng chịu nhiệt độ, độ ẩm cao,…
Có hai cách phổ biến để quấn motor điện đó là dùng tay hoặc dùng máy để đưa dây quấn vào các rãnh motor điện. Phương pháp quấn dây có sự ảnh hưởng lớn đến chất lượng vận hành và hoạt động của động cơ. Phương pháp quấn đúng cùng với sự cẩn thận, tỉ mị của các kĩ sư sẽ giúp các dây quấn được đưa vào các rãnh motor một cách nguyên vẹn. Từ đó giúp động cơ vận hành thuận lợi, bền với thời gian. Phương pháp không đúng và sự thiếu cẩn thận, tỉ mỉ sẽ làm cho các sợi dây quấn dễ bị rạn nứt, tróc lớp tráng men cách điện bên ngoài từ đó khiến động cơ vận hành không tốt, không bền với thời gian.
Trên đây là một số thông tin về motor điện cũng như chất liệu dây quấn và phương quấn motor điện. Để tìm hiểu thêm thông tin về các loại động cơ điện khác, hay các tài liệu kỹ thuật quấn motor, các ứng dụng của motor điện quý khách có thể truy cập vào website của Minh Motor để biết thêm chi tiết: minhmotor.com